Địa chất Dãy_núi_Makhonjwa

Dãy núi nằm tại rìa phía đông của Kaapvaal Craton. Nó được biết đến nhiều với việc có chứa một số loại đá lộ thiên lâu đời nhất trên Trái đất, ước tính có từ 3,2 đến 3,6 tỷ năm (Ga), có niên đại từ Đại Cổ Thái Cổ.[1] Độ tuổi rất lâu của dãy núi cùng với việc nó là nơi bảo tồn đặc biệt là dấu hiệu lâu đời không thể tranh cãi trên Trái đất và cung cấp cái nhìn sâu sắc về môi trường tiền Cambri mà cuộc sống này đang phát triển.[4][5] Điều này đã dẫn đến việc nơi đây được gọi là "Nguồn gốc của sự sống".[6]

Dãy núi được biết đến với vàng và Komatiite là một loại đá biến chất của đá mácma được đặt theo tên của sông Komati[7] chảy qua Makhonjwa. Vào tháng 4 năm 2014, các nhà khoa học đã báo cáo về việc tìm ra bằng chứng của sự kiện va chạm thiên thạch trên mặt đất lớn nhất cho đến nay gần khu vực này. Họ ước tính va chạm xảy ra khoảng 3,26 tỷ năm trước với ước tính va chạm có chiều rộng và dài là 37 và 58 km (23-36 dặm). Miệng núi lửa hình thành từ sự kiện này và có thể nó vẫn còn tồn tại, nhưng đến nay nó vẫn chưa được tìm thấy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dãy_núi_Makhonjwa http://www.mpumalanga.com/index.php?p+5253 http://whc.unesco.org/en/list/1575 http://whc.unesco.org/en/tentativelists/5456/ http://www.geotrail.co.za/index.php/the-geotrail/b... http://www.sajs.co.za/sites/default/files/publicat... https://books.google.com/books?id=vgpmAcu_M-AC&pg=... https://www.researchgate.net/figure/273159240_fig1... https://web.archive.org/web/20160304031902/http://... https://web.archive.org/web/20161022220841/http://... https://web.archive.org/web/20161023050755/http://...